Viêm lợi là gì và cách điều trị

8:00 AM - 21:00 PM

084 6809 555 - 058 8033 888 - 0899 163 199

Viêm lợi là gì và cách điều trị

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi còn được gọi là viêm nướu răng – là bệnh lý răng miệng thường xuất hiện ở nhiều thời điểm và mọi đối tượng khác nhau. Viêm lợi gây ra tình trạng sưng đỏ và đau nhức. Lợi là phần bao bọc, bảo vệ cấu trúc hàm răng. Khi nướu lợi bị tổn thương, cấu trúc răng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi

Lợi bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm lợi là do mảng bám hay do nhiễm khuẩn hay bệnh lý về răng.

Viêm lợi do mảng bám

Theo cấu trúc giải phẫu, phần nướu lợi của mỗi người sẽ bám với răng ở vị trí thấp hơn nhiều so với viền nướu mà mắt thường ta nhìn. Vì vậy khi nhai thức ăn các mảng bám sẽ đọng lại tại kẽ hở này và kẽ các chân răng. 

Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, mảng bám sẽ tích tụ dần tạo thành cao răng. Cao răng tạo thành những mảng cứng, khiến lợi bị nhiễm khuẩn và dễ bị chảy máu.

Viêm lợi do nhiễm khuẩn

Các mảng bám, cao răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra hơi thở có mùi và viêm lợi, viêm chân răng. Ngoài ra, nhiễm trùng đường mũi họng hay nhiễm virus, nhiễm nấm cũng dẫn đến tình trạng viêm nướu lợi.

Viêm nướu do bệnh lý về răng

Những chiếc răng sâu là nơi khu trú của mảng thức ăn, vi khuẩn có hại. Vì vậy ở vị trí răng bị sâu nướu lợi thường yếu và dễ bị viêm. Ngoài ra, nhiều trường hợp thay răng giả hay bọc răng sứ cũng khiến lợi bị sưng và viêm. Nguyên nhân có thể do răng giả, răng sứ là các yếu tố ngoại lai khiến cơ thể có phản ứng đào thải.

Bệnh viêm lợi do cao răng và mức độ nguy hiểm -

Những yếu tố nguy cơ

Bên cạnh 3 nguyên nhân chính trên, một số yếu tố nguy cơ sau cũng khiến viêm lợi dễ xuất hiện:

Sự thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nồng độ hormon ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai gây ra viêm nướu. Giai đoạn này nướu lợi thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng: Chế độ ăn không đủ chất sẽ dẫn đến sức đề kháng kém. Điển hình là thiếu Vitamin C dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, điển hình là viêm lợi.

Mắc bệnh nền: Người có bệnh nền liên quan đến miễn dịch như ung thư, HIV/AIDS hay đái tháo đường nướu lợi dễ bị viêm và chảy máu.

Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra sưng nướu và viêm nướu. Nhóm thuốc chống động kinh, thuốc điều trị đau thắt ngực làm tăng sản nướu và viêm nướu lợi.

Hút thuốc lá: Khói thuốc lá khiến các tế bào niêm mạc miệng, lợi bị tổn thương. Vì vậy các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công gây ra viêm lợi, viêm chân răng.

Ngoài ra, người lớn tuổi cũng dễ bị viêm lợi hơn người trẻ. Di truyền từ thế hệ trước cũng là yếu tố tăng xuất hiện viêm lợi.

Viêm lợi có nguy hiểm không?

Viêm lợi là bệnh lý dễ xuất hiện nhưng người mắc thường bỏ qua. Tuy nhiên viêm lợi kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng về sau như viêm nha chu, mất răng hay viêm phổi.

Viêm lợi gây ra viêm nha chu

Viêm lợi kéo dài khiến các tổ chức xung quanh răng (còn được gọi là nha chu) bị viêm nhiễm theo. Khi các tổ chức quanh răng này bị viêm lâu ngày, khả năng bảo vệ cấu trúc của răng sẽ bị suy giảm. Khi đó bệnh nhân dễ bị chảy máu chân răng, đau nhức kéo dài.

Viêm lợi gây lung lay răng và mất răng

Viêm nha chu lâu ngày gây ra tụt nướu lợi, làm lộ phần ngà răng và vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập. Những yếu tố bảo vệ cho răng suy yếu đi, răng bệnh nhân cũng dễ bị sâu và lung lay, tồi tệ hơn là răng sẽ bị rụng.

Viêm phổi do viêm lợi

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng viêm lợi cũng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi. Nguyên nhân được lý giải do vi khuẩn có hại từ khoang miệng theo đường hô hấp vào phế nang và gây bệnh. 

Cách điều trị viêm lợi

Viêm lợi có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm, vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm lợi thường được sử dụng:

Loại bỏ tác nhân gây ra viêm lợi

Để viêm lợi được xử lý triệt để, người bệnh cần được loại bỏ nguyên nhân gây ra viêm lợi – điển hình là cao răng. Cao răng khiến lợi dễ bị viêm, mà còn là ổ chứa vi khuẩn nên việc loại bỏ cao răng, cạo vôi răng sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ.

Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi

Bên cạnh điều trị nguyên nhân, các thuốc Tây y được dùng để điều trị triệu chứng viêm, sưng đau nướu lợi. Thuốc Paracetamol thường được dùng để giảm đau do viêm lợi. Nhóm thuốc NSAIDS như Ibuprofen, Diclofenac dùng để giảm đau và chống viêm.

Kháng sinh được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn răng lợi. Các thuốc kháng sinh như Metronidazol, Amoxicillin – Acid clavulanic hay nhóm Macrolid thường được chỉ định do phổ rộng, hiệu quả với cả nhóm vi khuẩn yếm khí.

Triệu chứng viêm lợi và cách phòng bệnh hiệu quả | Medlatec

Sử dụng thảo dược để chữa viêm lợi

Hiện nay không chỉ có thuốc Tây Y được sử dụng để điều trị viêm lợi, các bài thuốc từ Đông Y cũng được chú ý nghiên cứu vì sự hiệu quả đi kèm với an toàn, ít gây tác dụng phụ. 

Nhiều loại thảo dược từ lâu đã được dân gian dùng để chữa, phòng tránh các bệnh về răng miệng như lá trầu không, quả cau hay sáp ong. Nhiều dược liệu cũng được đưa vào trong công thức dung dịch súc miệng để giảm mùi hôi, tăng cường sức khỏe cho nướu lợi và khắc phục tình trạng hôi miệng.

Cách phòng tránh viêm lợi tái phát

Như bạn đã biết, bệnh viêm lợi sau khi khỏi vẫn có thể tái phát trở lại. Vì vậy để phòng tránh viêm lợi tái phát bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, có lối sống khó học và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn hàng ngày là cách ưu tiên hàng đầu để tránh các bệnh răng miệng như viêm lợi. Vì vậy hãy lưu ý chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, dung dịch súc miệng thảo dược để loại bỏ triệt để các mảng bám trên kẽ răng.

Thực hiện lối sống khoa học

Để viêm lợi không xuất hiện, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Hãy ăn đủ chất, nạp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, hãy bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa đồ uống có cồn như rượu bia để nướu lợi luôn được chắc khỏe.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định ký

Hãy đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện các bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định loại bỏ cao răng, mảng bám nếu cần thiết.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách chữa bệnh viêm lợi. Để ngăn ngừa viêm lợi xuất hiện, bạn hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp với dung dịch súc miệng thảo dược mỗi ngày và thực hiện lối sống khoa học nhé!

0846809555

Zalo
Hotline