Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé tại nhà

8:00 AM - 21:00 PM

084 6809 555

Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé tại nhà

Nhổ răng sữa là quá trình rất quan trọng, nếu không kỹ nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của bé, làm răng mọc lệch, gây mất thẩm mỹ... Vậy đâu là thời điểm thích hợp để nhổ răng cho bé? Nhổ như thế nào an toàn? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?

Răng sữa là những chiếc răng 

mọc lên khi bé bắt đầu bước vào tháng tuổi thứ 6. Trung bình mỗi trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 răng sữa với 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới.

Theo đúng tiến trình phát triển, thì đến khi bé được 6 tuổi, những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay, rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng sữa.

Khi nào nên nhổ răng cho bé

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, răng sữa không có dấu hiệu lung lay nhưng vẫn phải nhổ bỏ, cụ thể:

  • Trẻ đã đến tuổi thay răng nhưng răng sữa vẫn còn chắc khỏe, không bị lung lay. Hoặc răng vĩnh viễn đã trồi lên nhưng răng sữa chưa rụng. Tình huống này cần phải nhổ bỏ nhằm tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
  • Răng sữa bị sâu nghiêm trọng, ăn sát đến lợi hoặc chiếc răng bị viêm tủy nặng, gây đau nhức, khó chịu ở con.
  • Răng bị sứt mẻ lớn do chấn thương, thân răng còn rất ít, nên nhổ bỏ phần chân răng còn lại nếu không muốn xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Trẻ có hiện tượng tụt nướu, viêm quanh chóp răng,… tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến các răng vĩnh viễn nên cần nhổ bỏ.

Trường hợp trẻ nhổ bỏ răng sữa sớm khi chưa đến thời điểm thay răng sẽ dễ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, khấp khểnh. Vì vậy mà bác sĩ sẽ cân nhắc đặt hàm giữ khoảng cho trẻ hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Có nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà?

Răng sữa không chỉ giữ vai trò ăn nhai quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ mà còn mang tính quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của răng vĩnh viễn.

Nếu bố mẹ tự ý nhổ răng sữa cho con khi chưa đến tuổi thay răng sẽ gây đau đớn và làm suy giảm chức năng ăn nhai. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con và gây khó khăn cho những lần nhổ răng tiếp theo.

Chính vì vậy, việc nhổ răng sữa cho bé tại nhà chỉ được thực hiện khi răng con bị lung lay nhiều, đã đến tuổi thay răng, không mắc bệnh lý răng miệng đi kèm và tình trạng sức khỏe ổn định.

Nên nhỏ răng sữa cho bé tại nhà hay không?

Lưu ý, không phải chiếc răng sữa nào cũng có thể nhổ tại nhà. Trường hợp răng sữa đã đến tuổi thay nhưng vẫn còn chắc khỏe, không có dấu hiệu lung lay hoặc răng sữa mắc bệnh lý (sâu răng, viêm tủy), việc nhổ răng tại nhà sẽ không đảm bảo các yếu tố an toàn, tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, áp xe.

Cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và thực hiện nhổ răng bằng thiết bị chuyên dụng đã được tiệt trùng nhằm đảm bảo quy trình diễn ra an toàn, chính xác, nhanh chóng và không gây đau đớn cho con.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hình thành thói quen cho con kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa. Điều này giúp kiểm soát tốt các vấn đề răng miệng, nhổ răng đúng thời điểm và có những can thiệp phù hợp hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé tại nhà

Để quá trình nhổ răng sữa tại nhà diễn ra nhanh chóng và hạn chế đau đớn, bố mẹNhư đã phân tích ở trên, trong trường hợp chiếc răng sữa đã đến thời điểm thay răng và bị lung lay nhiều, bố mẹ có thể trực tiếp nhổ răng cho con tại nhà theo những bước sau:

  • Bước 1: Trước tiên cần rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô. Bố mẹ cũng nên cho con súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bước 2: Dùng miếng gạc sạch giữ thân răng, dùng lực tay tác động thật dứt khoát để nhổ chiếc răng sữa ra ngoài.
  • Bước 3: Lấy một miếng gạc khác đè lên vùng nướu ngay tại vị trí vừa nhổ răng để cầm máu. Thông thường nhổ răng sữa lung lay chảy máu rất ít nên chỉ cần cắn gạc khoảng vài phút là máu ngưng chảy.
  • Bước 5: Cho con súc miệng lại bằng nước ấm và kiểm tra vị trí nhổ răng lần nữa để chắc chắn rằng không bị sót phần nào của răng.

Hướng dẫn nhổ răng cho bé tại nhà

Lưu ý khi nhổ răng cho bé

  • Hướng dẫn con chủ động day lỏng răng bằng lưỡi cho đến khi chúng đủ lỏng, điều này giúp việc nhổ bỏ trở nên đơn giản hơn.
  • Làm tê nướu bằng cách chườm đá lạnh vào vùng nướu ngay tại vị trí nhổ răng. Hoặc có thể bôi thuốc mỡ gây tê nhưng cần được kê đơn từ bác sĩ.
  • Thao tác nhổ răng dứt khoát, nhanh chóng tránh gây đau đớn kéo dài cho con. Bố mẹ có thể sử dụng găng tay cao su giúp có độ bám tốt hơn.

Cách chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng sữa cho con, để tránh tình trạng nhiễm trùng, bố mẹ cần lưu tâm hơn đến việc chải răng cũng như chế độ ăn uống hằng ngày của con:

  • Khoảng 1 – 2 ngày đầu sau khi nhổ răng, nên cho bé ăn những món ăn được chế biến mềm, lỏng, dễ nhai như cháo, súp, bún, phở, sữa,…
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ và khoáng chất,… nâng cao sức đề kháng và kích thích mầm răng vĩnh viễn mọc lên nhanh hơn.
  • Hạn chế con ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn nhiều đường, tinh bột vì dễ kích thích đến vết thương. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
  • Hướng dẫn trẻ không được dùng lưỡi chạm vào vị trí nhổ răng. Điều này không chỉ khiến vết thương lâu lành mà lâu dài còn làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch.
  • Hình thành cho con thói quen chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa nồng độ fluor phù hợp. Thao tác chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tụt nướu, mòn men răng.

Chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng

  • Sau khi làm sạch răng, đừng quên chải lưỡi vì mặt lưỡi cũng là nơi mà mảng bám và vi khuẩn tồn đọng rất nhiều. Có thể dùng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để làm sạch tốt hơn.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vụn thức ăn thừa và vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Cho con thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tiến trình thay răng ở trẻ và kịp thời có những can thiệp phù hợp.

Đối với những người không có điều kiện đưa bé đến nha khoa hay bệnh viện thì vẫn có thể nhổ răng tại nhà. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ cách nhổ răng cho bé an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. 

 

0846809555

Zalo
Hotline