Ê buốt chân răng có phải bệnh không?

8:00 AM - 21:00 PM

084 6809 555

Ê buốt chân răng có phải bệnh không?

Chân răng cảm thấy ê buốt khi ăn đồ chua, đồ lạnh,.... là hiện tưởng không quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên những người gặp tình trạng ê buốt lại thường chủ quan, cho rằng ê buốt răng sẽ tự khỏi mà không cần quan tâm tìm giải pháp khắc phục. Dẫn đến tình trạng này ngày càng tiến triển nặng hơn. 

Răng ê buốt là gì? 

Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là tình trạng xảy ra ở một số Khách hàng khi ăn, uống đồ ngọt, lạnh, cứng,... Tình trạng này có thể diễn ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Mặc dù bản thân đau răng ê buốt không quá nghiêm trọng, tuy nhiên trong một vài trường hợp, răng ê buốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

Ê buốt chân răng là gì?

Các dấu hiệu phổ biến khi bị răng ê buốt gồm:

  • Ê buốt chân răng khi ăn những thực phẩm có vị ngọt, chua hoặc có chứa axit (chanh, soda, kẹo chua,...), thức ăn lạnh.
  • Răng khó chịu khi hít khí lạnh hoặc uống nước lạnh.
  • Đau nhức khi có va chạm trực tiếp vào răng, bao gồm cả xỉa răng, đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Nguyên nhân bị ê buốt chân răng

Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân gây ê buốt chân răng chủ yếu là do răng bị mòn men, lộ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.

Một số nguyên nhân khác gây tại sao răng bị ê buốt như sau:

  • Tụt nướu: làm lộ chân răng, mòn cổ răng gây ra ê buốt chân răng.
  • Men răng bị mòn: ngà răng bị lộ ra do sử dụng nhiều đồ uống có tính axit cao như soda, rượu…
  • Thói quen nghiến răng: khi ngủ lâu ngày dẫn đến răng bị mòn và ê buốt.
  • Chải răng không đúng cách: chải răng mạnh quá nhiều lần trong một ngày cũng khiến men răng bị mất đi.
  • Răng bị sứt mẻ, răng bị sâu: cũng sẽ làm lộ ngà răng nhạy cảm bên trong gây ê buốt chân răng.

Răng sâu là một trong những nguyên nhân khiến chân răng ê buốt

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp tẩy trắng răng, đeo niềng răng hoặc trám răng tại các trung tâm không đảm bảo chất lượng với kỹ thuật nha khoa yếu kém cũng là nguyên nhân làm bạn bị ê buốt chân răng.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phỏng đoán mang tính bao quát về tình trạng này. Bạn cần mô tả chi tiết cụ thể về tình trạng ê buốt chân răng của mình, chúng tôi mới có thể đưa ra được nguyên nhân chính xác nhất.

Điều trị ê buốt chân răng

Với những trường hợp răng mới xuất hiện ê buốt có thể giải pháp tự nhiên để giảm bớt cơn ê buốt tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài. Do vậy khi bạn xuất hiện tình trạng ê buốt chân răng, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm.

Giải pháp giảm đau tạm thời

Đây là những cách giảm ê buốt răng này chỉ có tác dụng tức thời ngay tại lúc bị ê buốt. Bệnh có thể phát lại vào lúc khác nên bạn cũng phải lặp lại mẹo này mỗi lần bị đau ê cho đến khi bớt.

  • Nước muối ấm: ngậm nước muối ấm là cách làm dịu cơn ê răng hiệu quả. Nhưng bạn lưu ý là chỉ dùng nước muối ấm, nếu nóng quá sẽ không những không giảm ê buốt răng mà không tốt cho răng.
  • Đá lạnh: những viên đá nhỏ trong ngăn lạnh tủ lạnh cũng giúp bạn đánh tan cơn ê nhức răng khó chịu vì đá lạnh sẽ làm tê liệt cảm giác ê của răng. Nên bọc vào trong khăn lông mỏng để vị lạnh thấm từ từ vào mặt vị ê buốt là tốt nhất.

Đá lạnh giúp giảm ê buốt chân răng

Giải pháp chữa ê buốt răng dứt điểm

Khi bạn xuất hiện tình trạng ê buốt chân răng, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám, chỉ bằng các biện pháp chuyên khoa, các bác sĩ mới có thể xác định tình trạng bệnh ê buốt răng của bạn ở mức độ nào, nguyên nhân do đâu và phác đồ hướng điều trị tốt nhất.

Thông thường, điều trị tình trạng ê buốt chân răng bằng 2 phương pháp: trám răng hoặc bọc răng sứ.

Trám răng thẩm mỹ

Với kỹ thuật này, bác sĩ dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít vào vùng răng điều trị sau bệnh lý như sâu răng hoặc răng khiếm khuyết như mòn men, răng sứt mẻ, răng bị khuyết cổ…

  • Ưu điểm: phương pháp trám răng vĩnh viễn Composite để chữa ê buốt chân răng sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian cho bạn.
  • Nhược điểm: chỉ áp dụng khi tình trạng ở mức độ nhẹ, chưa nghiêm trọng  không quá cao.

Bọc răng sứ

Phương pháp này bác sĩ mài đi men răng và một phần ngà răng của bạn, sau đó chế tạo mão răng sứ chụp lên trên. Việc này không những khắc phục được ê buốt chân răng mà còn giúp tái tạo hình thể chiếc răng được thẩm mỹ hơn, độ bền lâu dài. Với trường hợp răng sâu vỡ lớn, răng sứt mẻ nhiều, mòn men nặng… không thể trám răng được thì bọc răng sứ sẽ là cách tối ưu nhất.

  • Ưu điểm: thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài.
  • Nhược điểm: chi phí bọc răng sứ cao hơn khá nhiều so với trám răng. 

Điều trị ê buốt bằng bọc răng sứ

Cách phòng tránh ê buốt chân răng

Sau khi điều trị tình trạng ê buốt chân răng xong, để tránh bệnh ê buốt chân răng tiếp tục diễn ra đối với những răng còn lại, bạn cần lưu ý những điều sau và tập thói quen chăm sóc răng miệng một cách thật khoa học và hiệu quả.

  • Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm, thay bàn chải 3 tháng/lần, nên chải răng một cách nhẹ nhàng.
  • Chải răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu.
  • Nếu bị nghiến răng thì đeo máng nhai để hạn chế mòn răng,
  • Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt.
  • Khám răng định kì 3 – 6 tháng/lần tại trung tâm nha khoa uy tín.

Ê buốt chân răng tuy không gây ra quá nhiều đau đớn nhưng răng nhạy cảm thực sự gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống. Hy vọng bai viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và điều trị dứt điểm tình trạng này.

 

 

0846809555

Zalo
Hotline